- CT11A-Gold: Chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan.
- CT11A-Gold: Có tác dụng ngăn sự thấm nước từ ngoài vào, nhưng bề mặt vẫn bôc hơi nước dễ dàng.
- CT11A-Gold: Là sản phẩm lỏng hệ nước, được dùng để chống thấm cho xi măng, bê tông dưới dạng hỗn hợp với xi măng theo tỉ lệ 1:1
- CT11A-Gold: Chất chống thấm thích hợp cho bê tông, nền, tường xi măng như: đường hầm, bể nước, bể bơi, sân thượng, nền nhà, bờ tường, sê nô, sàn vệ sinh… Độ bền vững thử nghiệm ở các tòa nhà cao tầng tại Mỹ trên 15 năm, chất lượng vẫn tốt.
- CT11A-Gold: Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác. An toàn cho người thi công và người sử dụng.
CÁCH SỬ DỤNG:
Chuẩn bị bề mặt:
- Nền xi măng, bê tông phải đủ mác, không bong tróc. Loại bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, dầu mỡ, bụi phấn và các lớp xi măng đã bị phong hóa.
- Đối với tường, nền mới cần để ít nhất 21 ngày cho kết cấu xi măng được ổn định, rồi tiến hành sơn phủ CT11A-Gold.
- Để đảm bảo cho CT11A-Gold bám dính tốt và ít tiêu tốn, cần làm ẩm sơ bộ bề mặt thi công bằng cách dùng rulô lăn 01-02 lớp nước sạch trước khi sử dụng CT11A-Gold.
Thi công:
- Chuẩn bị hỗn hợp CT11A-Gold và xi măng Pooc-lăng mác cao (mác từ 400 trở lên) theo tỷ lệ 1:1 (01kg CT11A-Gold với 01kg xi măng và một lượng nước vừa đủ để đảm bảo cho xi măng thành dạng sệt).
- Pha xi măng với nước, khuấy đều cho nhuyễn, sau đó trộn với CT11A-Gold và khuấy lại thật đều.
- Dùng chổi cọ, rulô phủ 2 -3 lớp hỗn hợp trên. Mỗi lớp cách nhau 6-8 giờ, để CT11A-Gold khô 01-02 ngày trước khi sơn phủ các lớp sơn khác.
- Độ cứng CT11A-Gold đạt tuyệt đối sau 7 ngày.
Lưu ý:
- CT11A-Gold chịu áp lực ngược nhẹ khi quét 3 lớp.
- Nếu bề mặt thi công có vết nứt thì phải sử dụng chất chống thấm co giãn CT-14.
- Nếu đã trộn CT11A-Gold với xi măng thì phải dùng trong vòng 1 giờ, vì sau thời gian đó sản phẩm sẽ bị đông cứng. Dùng đến đâu trộn xi măng đến đó.
Định mức: 2.0-2.5 m2/kg, tùy thuộc bề mặt vật liệu.
Vệ sinh dụng cụ: dùng xà bông và nước sạch rửa bình thường.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng mát. Đậy kín khi dùng không hết và chưa trộn với xi măng.
Đóng gói: 1kg/chai, 4kg và 20kg/thùng.
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI THI CÔNG CHỐNG THẤM CT11A – GOLD
1/ Khi pha CT11A có hiện tượng vón cục, nguyên nhân?
– Do trong quá trình pha trộn CT11A ban đầu, cho thẳng xi măng vào CT11A. Phải hòa tan xi măng vào nước trước rồi mới cho vào hỗn hợp CT11A, tráng tình trạng xi măng bị vón cục.
2/ Nên làm gì khi thi công CT11A vào lúc trời nắng gắt?
– Nên làm ẩm bề mặt tường trước khi thi công CT11A. Tường đứng thì ta có thể xịt nước trước.
3/ Khi quét CT11A có hiện tượng nứt bề mặt, nguyên nhân là gì? Có thể dùng rulô lăn không?
– Do quét 2 lớp CT11A quá gần nhau, lớp trước chưa khô đã quét tiếp lớp thứ 2, hoặc quét một lớp quá dày.
– Đối với CT11A đặc biệt cho tường có thể dùng rulô để lăn, nhưng đối với CT11A cho sàn nên dùng chổi cọ để quét. CT11A cho sàn có cát nên sẽ bị hút vào rulô.
4/ Sau khi quét CT11A phải để ít nhất bao lâu mới được thi công dán hồ, lát gạch?
– Để từ 5-7 ngày cho CT11A khô mới được tô hồ, dán gạch. Tùy theo thời tiết.
5/ Nếu hai bức tường sát nhau, và không thể chống thấm phía bên ngoài, phải làm gì?
Nên chống thấm 2-3 lớp CT11A đặc biệt cho tường, sau đó phủ lớp vữa hồ có trộn CT11B để bảo vệ lớp chống thấm. Sau đó trét mastic SK6 và phủ sơn nước bình thường.
Tầng hầm hoặc tầng kỹ thuật thì nên dùng mastic SK6 sau đó phủ KL-5T.8. Nếu trần toilet bị ngấm, nước nhỏ giọt, phải làm gì?
* Phải chống thấm mặt sàn toilet tầng trên và xung quanh trân tường (bề cao khoảng 20 cm) bằng 2-3 lớp CT11A cho sàn.
* Sau đó quét 2 lớp KL-5 hoặc dán gạch.
6/ Sân thượng phải chống thấm như thế nào?
* Nên quét 2-3 lớp chống thấm CT11A cho sàn, rồi sau đó dán gạch, hoặc tô hồ, hoặc quét chống nóng cho sàn.
7/ Ban công phải chống thấm như thế nào?
* Nên quét 2-3 lớp chống thấm CT11A cho sàn, rồi sau đó tô hồ bình thường.
8/ Phương án thi công cho toilet, nhà vệ sinh?
* Quét 2 lớp chống thấm CT11A trước khi tô xi măng hoặc dán gạch.
9/ Khi pha xi măng cho CT11A, chúng ta nên dùng xi măng đen hay xi măng trắng?
* Nên dùng xi măng đen, không nên dùng xi măng trắng do mác thấp và dễ bị làm giả. Xi măng trắng bám chậm, nên hàng thường là đã để ế rất lâu nên rất dễ bị chết.
* Tuy nhiên dùng cho CT11A thì nên chọn theo màu sơn dự định sau này: Như xi măng Chinh Phong, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn…..
* Xi măng trắng thì nên dùng xi măng Hải Phòng.
10/ Đối với sàn tầng trệt có độ ẩm cao, hoặc sàn lót gỗ nên chống thấm như thế nào?
* Nên chống thấm 2 lớp CT11A cho sàn, và quét chân len tường cao 20Cm trước khi lót sàn.
11/ Thường nhà vệ sinh hay thấm ngay những vị trí hộp gen, phễu thu ta phải xử lý thế nào?
* Do áp lực nước trong ống khi sử dụng nước nên lớp bê tông không bám chắc vào ống nhựa, nên khi bịt các vị trí ống xuyên sàn ta dùng chất chống thấm CT11B để chộn vào bê tông đá mi, thay toàn bộ nước bằng chất chống thấm CT11B.
* Sau khi đổ xong lớp bê tông đá mi có trộn chất chống thấm CT11B vào rồi thì 7-10 ngày sau chúng ta quét tiếp 02 lớp chống thấm CT11A cho toàn sàn nhà vệ sinh.
* Lớp bê tông này có tác dụng tăng mác, biến dẻo cho bê tông, tăng độ bám dính vào ống nhựa.
12/ Khi thi công CT11A quên không pha xi măng/pha nhiều quá thì giải quyết bằng cách nào?
* Thiếu/không pha xi măng: Màng sơn sẽ không bao giờ khô và sẽ dính rịn rịn. Sử lý bằng cách dùng súng phun nước bắn thật sạch. Tuyệt đối không sơn phủ đè lên.
* Pha nhiều xi măng: Sẽ bị rạn chân chim. Xử lý bằng cách phủ 1 lớp CT11A hoặc CT11B.
13/ Đối với mái ngói nên dùng sơn loại gì? Mục đích?
* Đối với mái dốc: Trước khi dán ngói lên trên bê tông nên chống thấm bê tông 2 lớp CT11A cho mái.
Mục đích: Ngăn không cho nước mưa ngấm vào bên trong bê tông.